Chính sự bùng của dịch vụ lưu trú đã giúp cho nhiều mẫu thiết kế homestay đẹp và ấn tượng được ra đời như một lẽ ngẫu nhiên. Tuy nhiên, điều này lại vô tình gây khó khăn cho một số người khi chưa biết nên chọn lựa như thế nào. Đó là lý do tại sao bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Ken Group tìm hiểu cách lựa chọn phong cách thiết kế homestay phù hợp với điều kiện tài chính và tệp khách hàng mục tiêu của mình.
Điểm danh các phong cách thiết kế Homestay ấn tượng nhất hiện nay
Muốn biết cách lựa chọn phong cách thiết kế homestay phù hợp thì điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu được những điểm đặc trưng của từng phong cách. Dựa vào đó, chúng ta sẽ biết đâu là lời giải cho câu hỏi “Chọn phong cách Homestay nào thì dễ hút khách nhất?”
Homestay với phong cách Bohemian
Phong cách Bohemian ra đời vào thế kế 19. Đặc trưng của phong cách này là sự phối hợp màu sắc độc đáo và các đường nét hoa văn thổ cẩm. Các homestay theo đuổi phong cách này luôn toát lên sự ấm cúng và giản dị.
Đối với thiết kế mang phong cách Bohemian, nội thất và các đồ dùng có trong không gian phòng nghỉ được bài trí rất cẩn trọng. Hầu hết các vật dụng đều được làm từ các chất liệu thiên nhiên, tạo hình đơn giản để làm nổi bật lên các sắc màu rực rỡ.
Vải chính là linh hồn của phong cách Bohemian. Các bề mặt và đồ dùng trong phòng đều được khoác lên mình những mảnh vải họa tiết đa dạng. Sự kết hợp màu sắc hài hòa và chất liệu mộc mạc làm cho homestay trở nên nổi bật, bắt mắt. Các chủ sở hữu có thể bố trí thêm các chậu cây xanh nhỏ trong các phòng để tạo cảm giác trong lành, thoáng đãng cho khách hàng.
>>> Xem thêm: Thiết kế homestay phong cách Bohemian có gì đặc biệt?
Homestay theo phong cách Rustic style giản dị
Rustic là một trong những lối thiết kế được ứng dụng phổ biến nhất. Các chủ đầu tư thường lựa chọn phong cách thiết kế homestay này vì chi phí hợp lý và thi công đơn giản. Thiết kế theo Rustic Style là sự pha trộn giữa sắc màu cổ điển và hiện đại. Nội thất thường được có bề ngoài cũ kỹ, làm từ những vật liệu thô sơ như gỗ và đá.
Các đồ vật và nội thất trong phòng tạo nên một tổng thể mang nét đẹp mộc mạc, giản dị mà lại vô cùng ấm áp. Những đường nét cứng cấp của gỗ thô và đá tảng khiến cho không gian theo phong cách Rustic trở nên tự nhiên và gần gũi hơn bao giờ hết. Các cột trụ và lò sưởi bằng đá như một điểm nhấn để homestay thêm phần độc đáo.
Vải thô là loại vải được sử dụng nhiều nhất trong phong cách Rustic. Các chất liệu thiên nhiên như sợi bông, cotton, len,... được dệt thành những mảnh vải để làm khăn trải bàn, ga gối hay những tấm thảm xinh xắn.
Yếu tố ánh sáng cũng rất được chú trọng trong không gian Rustic vì phong cách này đề cao sự thông thoáng, sáng sủa và thoải mái. Các khung cửa sổ lớn giúp căn phòng đón được nguồn ánh sáng và không khí tự nhiên một cách tốt nhất.
Cũng vì những yếu tố kể trên nên có nhiều người đã lựa chọn phong cách thiết kế homestay này cho dự án của mình.
>>> Xem thêm: Thiết kế homestay phong cách Rustic - Nét đẹp mộc mạc của không gian đồng quê
Homestay phong cách thiết kế Vintage độc đáo
Phong cách thiết kế Vintage là thiết kế mang hơi hướng hoài niệm, cổ xưa. Một không gian đậm chất Vintage phải thể hiện được những đường nét cổ điển, bình. Các không gian có tông màu chủ đạo là những màu trung tính nhẹ nhàng như trắng, be,... làm cho tổng thể homestay trở lên tinh tế và lãng mạn.
Hiện nay, để phù hợp hơn với xu hướng của thời đại, màu sắc trang trí trong các không gian Vintage đã trở lên đa dạng hơn rất nhiều. Những màu sắc nổi bật như hồng, xanh, cam, vàng,... khiến cho homestay trở lên trẻ trung, tươi mới hơn rất nhiều.
Nội thất theo phong cách Vintage là những vật dụng mang dấu ấn của thời gian như những chiếc bàn, chiếc ghế, giường, tủ có phần cũ kĩ. Chất liệu biểu trưng cho phong cách này là những chất liệu mộc mạc như gỗ, vải sần, tre, nứa,... Đây là những yếu tố đã định hình lên phong cách Vintage.
Có một lưu ý nhỏ cho những chủ homestay muốn đi theo lối thiết kế này đó là nên bố trí các vật dụng và đồ trang trí trong các không gian một cách vừa phải, tránh lạm dụng quá đà nếu không muốn phòng nghỉ trở lên lộn xộn, rối mắt.
>>> Xem thêm: Thiết kế homestay phong cách Vintage và 5 tiêu chí quan trọng cần lưu ý
Thiết kế homestay theo phong cách Retro
Có khá nhiều điểm tương đồng với phong cách Vintage, Retro cũng là một lối thiết kế nhấn mạnh nét đẹp cổ điển và xưa cũ. Điểm khác biệt ở đây là Retro tạo nên những không gian có phần phóng khoáng, hiện đại hơn Vintage. Vì vậy nên Retro thu hút được sự quan tâm của rất nhiều khách hàng trẻ tuổi, là một sự lựa chọn phong cách thiết kế homestay khá hoàn hảo.
Không gian thiết kế theo phong cách Retro mang đến cảm giác gần gũi, khiến con người ta như được sống những ngày tháng đã qua. Các vật dụng được bài trí trong phòng đều làm từ những chất liệu quen thuộc như gỗ và vải tự nhiên. Lấy những tông màu pastel nhẹ nhàng làm chủ đạo nên homestay càng thêm phần tinh tế. Các gam màu đa dạng cũng làm cho phong cách retro trở nên tự do, tươi mới hơn, giảm bớt bầu không khí buồn tẻ.
Homestay theo phong cách Retro thường xây dựng hệ thống cửa có vòm cao để tận dụng được ánh sáng từ tự nhiên. Ngoài ra, các loại đèn thời xưa như đèn cây, đèn treo cũng hay được sử dụng để mang đến nguồn sáng ấm cúng đến cho các gian phòng.
Homestay mang phong cách Scandinavian
Phong cách Scandinavian hãy phong cách thiết kế Bắc Âu là một phong cách mang vẻ đẹp tối giản. Đây là phong cách được khá nhiều chủ đầu tư lựa chọn vì nó mang đến một không gian sống thoải mái và tiện nghi cho khách hàng.
Các vật liệu chính để tạo nên một homestay theo phong cách Scandinavian là gỗ tự nhiên, đá và lông thú. Gỗ tếch là loại gỗ được ưu tiên sử dụng khi thi công vì nó có rất nhiều ưu điểm như: cứng, mịn, dẻo dai, bền bỉ. Có khả năng chống chịu tốt, hầu như không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Cùng với đó là những đường vân gỗ to, sắc nét, màu sắc trầm ấm.
Bên cạnh gỗ thì đá cũng là một chất liệu đại diện cho phong cách Scandinavian. Đá dùng để xây dựng là những loại đá có màu sáng để làm nổi bật lên nét đẹp khỏe khoắn, thô sơ của không gian homestay. Lưu ý là không nên sử dụng các loại đá có bề mặt bóng, mịn để không làm mất đi chất riêng của phong cách thiết kế này.
Lông thú là vật dụng rất thích hợp để trang trí trong không gian phòng. Những bộ lông với màu sắc trang nhã, kiểu dáng đa dạng sẽ tôn nên được nét đẹp sang trọng và mềm mại của tổng thể homestay.
Trong phong cách Scandinavian, tường thường được sơn màu trắng để tạo thành sự tương phản ánh sáng, giúp căn phòng có phần thông thoáng, rộng rãi hơn. Các màu sắc với tông màu trung tính khác như màu kem, xanh, xám,...cũng được sử dụng để tạo điểm nhấn cho không gian homestay.
Các hoa văn, họa tiết để trang trí đều mang đường nét tối giản. Sử dụng các họa tiết như kẻ caro, sọc thẳng màu đen trắng xen kẽ giúp căn phòng có thêm chiều sâu.
Phong cách Scandinavian cũng rất chú trọng tới vấn đề ánh sáng. Hệ thống cửa sổ đều đều có phần khung to rộng, kết hợp với hệ thống rèm làm từ chất vải mỏng giúp căn phòng sáng sủa và thoáng đãng hơn.
Homestay theo phong cách công nghiệp Industrial
Phong cách thiết kế Industrial là phong cách mang vẻ đẹp công nghiệp, bụi bặm. Ra đời vào đầu thế kỉ XX tại Châu Âu. Phong cách này lấy ý tưởng từ việc tái sử dụng nhưng tòa nhà, công xưởng bỏ hoang để làm nhà ở cho người dân.
Các homestay theo đuổi phong cách Industrial thường có vẻ đẹp thô sơ vì nội thất và đồ đạc đều được làm từ những vật liệu có sẵn. Nét đẹp có chút tùy hứng và phóng khoáng của phong cách này có một sức hút khó cưỡng với những ai yêu thích lối sống tối giản. Những đường nét thô cứng và sơ sài tưởng chừng như lag khuyết điểm, lại trở thành nét đặc trưng độc đáo, tạo nên thương hiệu của lối thiết kế Industrial.
Các bức tường gạch được để nguyên hoặc được trát bê tông với bề mặt sần sùi cùng những thanh gỗ và đường ống nước chạy khắp trần nhà đã tạo nên nét đẹp riêng biệt của phong cách này.
Khi đặt chân vào một không gian mang phong cách Industrial, ta có thể thấy tông màu được sử dụng chủ yếu là những gam màu tối như nâu, đen, đỏ gạch,..làm gia tăng sự huyền bí và độc lạ cho gian phòng.
Các vật liệu công nghiệp quen thuộc như bê tông, kính, gỗ và thép là những vật liệu chính để cấu thành một không gian mang hơi thở Industrial. Các món đồ nội thất đơn giản được bài trí ngăn nắp, gọn gàng. Một vài chậu cây cảnh sẽ khiến không gian phòng bớt phần cứng nhắc và tối tăm hơn.
Các homestay với thiết kế Industrial thường sẽ có thêm một cầu thang nhỏ lối lên tầng trệt. Cầu thang được làm từ những miếng gỗ hoặc các tấm kim loại thay vì gạch và xi măng như thông thường.
Để cân bằng lại màu sắc cho homestay, nên bố trí thêm cửa sổ và đèn điện để hệ thống phòng tươi sáng hơn.
>>> Xem thêm: 8 lỗi thường gặp khi thiết kế homestay phong cách Industrial
Lựa chọn phong cách thiết kế homestay như nào cho phù hợp?
Đối với các homestay có quy mô vừa và nhỏ, các chủ đầu tư nên lựa chọn những phong cách đơn giản như rustic, vintage,... Vì đây đều là những lối thiết kế có quá trình thi công nhanh gọn, tốn ít chi phí cho nhân công và nguyên vật liệu, nhưng vẫn mang lại hiệu quả về mặt thẩm mỹ.
Các chủ sở hữu cũng không nên đặt quá nhiều đồ dùng trong phòng gây rối mắt, mà chỉ nên ưu tiên bố trí những vật dụng và nội thất phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản. Việc cắt giảm số lượng nội thất và đồ dùng giúp căn phòng có thêm được diện tích sử dụng, đồng thời tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể cho chủ homestay.
Lưu ý khi lựa chọn phong cách thiết kế homestay
Mặc dù có nhiều phong cách thiết kế homestay cho chúng ta lựa chọn thế nhưng mỗi loại đều có những ưu nhược điểm cũng như có các đặc điểm khác nhau. Điều đó đòi hỏi các chủ đầu tư cần biết cách lựa chọn sao cho phù hợp với ngân sách hay các điều kiện khác như vị trí, ngoại cảnh… Nếu bạn đang gặp khó khăn thì chắc chắn không nên bỏ qua những lưu ý ngay dưới đây.
Lựa chọn vị trí thiết kế homestay
Các homestay nếu được đặt tại những địa điểm đẹp chắc chắn sẽ làm cho việc làm ăn kinh doanh của chủ sở hữu thuận lợi và suôn sẻ hơn. Homestay nên được đặt tại những nơi có địa hình bằng phẳng, nếu có thể nằm bên cạnh các trục đường lớn thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, nên ưu tiên những địa điểm có khí hậu ôn hòa, mát mẻ.
Nếu không có những yếu tố trên, chủ homestay nên lựa chọn những nơi nào có cảnh đẹp thiên nhiên độc đáo và đẹp mắt. Bên cạnh đó, homestay nên nằm trong khu vực có an ninh tốt để đảm bảo sự an toàn cho du khách.
Đổi mới thiết kế homestay không ngừng
Các chủ sở hữu nên thay đổi phong cách cho homestay để thu hút được nhiều khách hàng hơn. Nếu cứ giữ mãi thiết kế cũ, sẽ tạo nên sự nhàm chán, tẻ nhạt.
Để tiết kiệm tài chính, chủ homestay không nhất thiết phải thay đổi tất cả nội thất và đồ dùng trong một lần mà có thể chia thành nhiều lần. Nếu không, việc tái sử dụng và sửa chữa đồ cũ cũng là một phương pháp hữu hiệu.
Các chủ sở hữu có thể kết hợp nhiều phong cách thiết kế homestay cùng một lúc để có thể tạo ra nhiều không gian mang màu sắc khác nhau, dễ dàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Cải tạo không gian bên ngoài của homestay
Không gian bên ngoài không được chăm chút cẩn thận sẽ làm vơi mất phần nào giá trị của homestay. Chính vì vậy, các chủ nhà nên cố gắng đầu tư, xây dựng không gian bên ngoài lộng lẫy hơn để có thêm điểm cộng trong mắt khách hàng.
Các chủ homestay có thể cho xây dựng thêm hồ bơi, quầy bar, nhà hàng để tạo thêm nhiều không gian tiện ích. Ngoài ra việc trồng thêm nhiều cây hoa cảnh cũng khiến bầu không khí của homestay trong lành và thoáng đãng hơn.
Như vậy là Ken Group vừa cùng các chủ đầu tư lựa chọn phong cách thiết kế homestay phù hợp. Chúng tôi mới chỉ đề cập đến một số phong cách thiết kế tiêu biểu, các bạn có thể tìm hiểu, tham khảo thêm các phong cách khác tại đây. Thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã phần nào cung cấp các thông tin hữu ích đến những ai đang có ý định theo đuổi con đường kinh doanh này.