Bartender là gì? Đây là thuật ngữ thường dùng để chỉ những nhân viên pha chế thức uống chứa cồn, các loại cocktail, mocktail. Công việc Bartender đang được nhiều bạn trẻ yêu thích và hướng tới, tuy nhiên để trở thành một bartender thực thụ cần trải qua rất nhiều giai đoạn. Vậy cụ thể công việc này bao gồm những nhiệm vụ gì? Mức lương ra sao và có nên làm không? Mọi thông tin về Bartender sẽ được truyền tải trong bài viết.
Giải mã Bartender là gì?
Người pha chế các thức uống như cocktail, mocktail - nhìn chung là đồ uống có chứa cồn sẽ được gọi là Bartender. Để tạo ra thành phẩm làm hài lòng khách hàng, Bartender sẽ phải trải qua những công đoạn như chuẩn bị nguyên liệu, biểu diễn pha chế, thử mùi vị và phục vụ tận nơi.
Nhiệm vụ của Bartender
Bartender là người chịu trách nhiệm pha chế đồ uống. Tuy nhiên bạn có thực sự biết công việc này cần làm thêm những gì không?
Để trở thành một Bartender thực thụ, bạn không chỉ cần học thuộc công thức cho sẵn mà còn phải có khả năng pha chế tự do theo yêu cầu của khách hàng. Hầu hết những khách hàng mà Bartender phục vụ sẽ có khẩu vị khác nhau, do đó tạo ra được mùi vị đồ uống theo đúng yêu cầu mới thực sự là thành công.
Bartender sẽ cần kiểm kê các nguyên liệu, đảm bảo có đủ số lượng và đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Vị trí quầy pha chế phải được giữ gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh thường xuyên để không ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng.
Bartender là gì? Người pha chế là người biết cách giao tiếp khéo léo để có thể tiếp chuyện với khách. Đôi khi cần phải hiểu sâu, hiểu rõ về từng loại đồ uống, về lịch sử của rượu và cocktail để cùng khách hàng trò chuyện, mục tiêu chính là đem tới không gian thưởng thức đồ uống thoải mái, thân mật, đủ để xua tan mọi căng thẳng trong ngày và giải tỏa tâm trạng hữu hiệu.
Cuối cùng, Bartender còn phải hiểu rõ về từng dụng cụ pha chế đồng hành xuyên suốt quá trình làm việc. Bình Shaker, muỗng khuấy, dao cắt sợi, máy xay sinh tố,...đều là những dụng cụ rất đỗi quen thuộc. Hãy đảm bảo bạn biết cách sử dụng những món đồ này nhuần nhuyễn trước khi chính thức đảm nhận vị trí pha chế chuyên nghiệp.
Bartender và Barista có giống nhau không?
Bartender là gì và Barista là gì? Hai thuật ngữ này thường gây nhiều nhầm lẫn nhưng thực tế không hề giống nhau. Như đã lý giải, Bartender sẽ thiên về pha chế thức uống có chứa cồn, không gian làm việc thường trong các quán Bar, Pub, Speakeasy. Còn Barista có nhiệm vụ pha chế đồ uống giải khát thông thường, như cafe, sinh tố,....Từ môi trường làm việc tới cách thức làm việc đều có sự khác biệt, do đó nếu như bạn đang băn khoăn thì hãy đảm bảo mình lựa chọn đúng nghề nhé!
Thu nhập của Bartender có cao không?
Mức thu nhập sẽ phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của bạn. Với những Bartender học việc, mới vào nghề thường nhận mức trung bình từ 25 triệu - 40 triệu VND. Sau quá trình tích lũy kinh nghiệm và trở nên thành thạo hơn, bạn có thể nhận mức lương khoảng 50 triệu VNĐ trở lên. Cuối cùng, nếu như có thể thăng tiến trở thành quản lý quầy Bar, mức thu nhập này có thể tăng lên gấp đôi và hoàn toàn không giới hạn.
Chắc chắn mức lương hàng tháng của Bartender sẽ không khiến bạn phải thất vọng. Đặc biệt chưa kể tới những khoản tips từ khách hàng, tiền bồi dưỡng nhân sự, hay tiền thưởng từ quán Bar,...Đương nhiên, thu nhập cao sẽ đi kèm với nhiều khó khăn. Tuy nhiên chỉ cần bạn đam mê công việc và có đủ quyết tâm thì sẽ có thể gắn bó với danh xưng Bartender lâu dài.
Đặc thù công việc của Bartender
Hiểu Bartender là gì, nhưng liệu bạn đã biết rõ đặc thù công việc của những nhân viên pha chế chưa? Địa điểm làm việc, hình thức làm việc và thời gian dành cho công việc sẽ được bật mí ngay dưới đây.
Địa điểm làm việc
Bartender thường làm việc ở những môi trường hiện đại, năng động và có phần “xô bồ”. Chủ yếu những quán Bar, Pub, Club, các khu nghỉ dưỡng, du lịch sẽ tuyển dụng vị trí Bartender rất nhiều.
Tất nhiên, nếu bạn chọn các quán Bar, Club và Pub, môi trường làm việc sẽ sôi động hơn, trẻ trung hơn và có thể sẽ “mệt” hơn do phải đón tiếp số lượng khách rất đông mỗi ngày. Thông thường làm Bartender tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng sẽ nhàn nhã hơn nhiều. Không phải khi nào cũng có đông khách mà chỉ phải làm việc “hết công suất” vào mùa du lịch.
Hình thức làm việc
Giống như những công việc khác, nghề pha chế cũng có hai lựa chọn là làm việc toàn thời gian và bán thời gian.
Với công việc Full-time (toàn thời gian) thường tốn khoảng 40 tiếng mỗi tuần. Thu nhập ổn định hơn từ 25 triệu VNĐ - 50 triệu VNĐ. Nhân viên Bartender cũng sẽ được hưởng đầy đủ các phúc lợi như bảo hiểm y tế, chế độ trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn. Được khoảng 10 ngày nghỉ phép có lương mỗi năm và tăng cơ hội tích lũy kinh nghiệm. Đương nhiên, làm việc toàn thời gian đồng nghĩa với khối lượng thời gian rảnh rỗi dành cho bản thân và gia đình sẽ cực kỳ ít ỏi - Đây là điều bạn nên lường trước.
Với công việc Part–time (bán thời gian) sẽ khoảng 2 - 5 tiếng mỗi ngày tùy vào địa điểm làm việc. Vị trí này thường dành cho những người làm nhiều việc một lúc và chỉ làm Bartender để phục vụ sở thích, đam mê. Nhân viên pha chế mới học việc cũng thường chọn vị trí này để có thể đồng thời tham gia những khóa học khác, tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm phục vụ cho công việc.
Thời gian làm việc
Bartender là gì? Nghe tới Bartender, chắc chắn bạn phải sẵn sàng cho “cuộc sống lao động về đêm”. Những quán Bar, Pub và Club đều thu hút đông khách vào khoảng sau 22 giờ, có thể hoạt động cho tới 3 - 4 giờ sáng. Bartender thường sẽ bắt đầu ca làm việc từ 18 giờ, tới chuẩn bị và kiểm soát nguyên liệu đầu vào, tiếp đón khách hàng,...Sau đó kết thúc ca làm khoảng 4 - 5 giờ sáng hôm sau - có thể sớm hơn tùy thuộc giờ hoạt động của nơi làm việc.
Có nên làm Bartender không?
Nghề pha chế đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết trong vài năm trở lại đây. Vô vàn bạn trẻ tìm kiếm những lớp học Bartender và nhanh chóng xin việc tại những quầy Bar. Tuy nhiên cũng có không ít người bỏ thời gian học nhưng không theo nghề, bỏ ngang hoặc không thấy phù hợp với đam mê nữa. Vậy có nên làm Bartender hay không? Hãy thử điểm qua những ưu điểm và nhược điểm của công việc này nhé.
Ưu điểm
Môi trường năng động, thoải mái: Không hề gò bó, không nhiều quy tắc khắt khe, làm Bartender cho phép bạn thoải mái sáng tạo, tự do chuyện trò và phát triển đam mê của mình.
Trau dồi mỗi ngày: Nghề Bartender tồn tại nhiều thử thách, thậm chí mỗi thức uống mới mà khách hàng yêu cầu đã là một thử thách đòi hỏi sức sáng tạo và khả năng pha chế.
Thu nhập hấp dẫn: Mức lương dành cho Bartender luôn thuộc hàng “top” tại Việt Nam, thậm chí thu nhập không giới hạn nếu bạn có khả năng tốt và cơ hội thăng tiến.
Nhược điểm
Cạnh tranh cao: Với 3 ưu điểm lớn nhất như trên, vô vàn bạn trẻ đổ xô đi học và làm Bartender khiến nghề này ngày càng thừa nhân lực. Bạn sẽ phải thực sự khác biệt, thực sự có tài mới có thể đứng vững trong thị trường pha chế đang vô cùng sôi nổi hiện nay.
Nữ có làm Bartender được không?
Tất nhiên rồi! Chính sự khéo léo, tỉ mỉ và khả năng sáng tạo không ngừng sẽ trở thành lợi thế lớn đối với các bạn nữ muốn theo nghề pha chế đó.
Hy vọng với các thông tin trong bài viết, bạn đã hiểu rõ về bartender là gì và có nên “dấn thân” vào ngành pha chế hay không. Hãy để lại bình luận dưới đây để được giải đáp các thắc mắc và cùng nhau thảo luận sâu hơn về chuyện nghề Bartender nhé!