Tìm kiếm

Sự cạnh tranh trong mô hình kinh doanh nhượng quyền các chuỗi đồ uống

Việc đứng ra kinh doanh một cửa hàng của riêng mình hiện nay đã không còn quá xa lạ. Mô hình kinh doanh các chuỗi đồ uống nhượng quyền đang ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên với những người mới bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực này và chưa có kinh nghiệm thì chắc chắn còn rất nhiều bỡ ngỡ. Bài viết này chúng tôi sẽ phân tích đem đến cho bạn những kiến thức cơ bản về mô hình kinh doanh nhượng quyền các chuỗi đồ uống, làm sao để cạnh tranh và lựa chọn xây dựng từ thương hiệu nhượng quyền, có đem lại an toàn và lợi nhuận cho bạn hay không.

Nhượng quyền các chuỗi đồ uống

1. Nhượng quyền các chuỗi đồ uống là gì?

Nhượng quyền kinh doanh (Franchise) là việc được cho phép từ một cá nhân hay tổ chức của bên nhận nhượng quyền có thể đợc kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo hình thức cũng như phương pháp kinh doanh đã được thực nghiệm ở một địa điểm, hay khu vực cụ thể nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Phía bên nhượng quyền cần đảm bảo cung cấp đúng, đầy đủ hình thức kinh doanh cho bên nhận nhượng quyền từ tên thương hiệu, công thức, cho đến cách thức vận hành,… tuỳ theo hình thức nhượng quyền.

Đồng thời, bên nhận nhượng quyền cùng cần phải đảm bảo thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt của bên nhượng quyền từ việc cung cấp hàng hoá sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo,… Cần lưu ý với mô hình này thì việc bị kiểm tra định kỳ và đột xuất là một trong những quy định cũng cần lưu ý.

Nhượng quyền các chuỗi đồ uống

Thị trường đồ uống Việt Nam có mức tiêu thụ ngày càng cao với sức hấp dẫn đó các thương được định giá vô cùng cao lên tới cả tỷ USD. Bởi vì thế mà các hình thức kinh doanh nhượng quyền cửa hàng cafe càng phát triển. Như ở Việt Nam một số các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng và phổ biến như: cafe Trung Nguyên, Cộng cafe, Milano cafe, Highlands Coffee, Tocotoco,...

2. Kinh nghiệm mở cửa hàng chuỗi đồ uống nhượng quyền

Ngày nay các quán đồ uống nhượng quyền ngày càng xuất hiện rất nhiều, sự cạnh tranh vì thế cũng ngày càng khắc nghiệt. Dưới đây là kinh nghiệm mở chuỗi đồ uống nhượng quyền:

1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường nhượng quyền là bước vô cùng quan trọng là khâu đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh lâu dài của thương hiệu mà bạn chọn. Nhiều cửa hàng chưa nghiên cứu kỹ đã phải treo biển sang nhượng không đem lại hiệu quả kinh doanh. Đây cũng là công đoạn xác định phạm vi kinh doanh, đối tượng khách hàng, giá bán, địa điểm kinh doanh.

Sự cạnh tranh giữa cửa hàng đồ uống là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu khu vực đó có nhiều đơn vị kinh doanh đồ uống và dường như bão hòa hay có thương hiệu nhượng quyền giống bạn thì không nên nhảy vào mà nên đi tìm một địa điểm khác tiềm năng hơn. Bên cạnh đó,  lựa chọn nhượng quyền cần phù hợp với đối tượng khách hàng cụ thể cũng như khả năng chi trả của họ.

2. Lựa chọn thương hiệu cafe nhượng quyền

Khi lựa chọn thương hiệu đồ uống để kinh doanh nhượng quyền, bạn phải tìm hiểu kỹ để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải trong thời gian đầu kinh doanh quán. Bạn nên tìm hiểu những thông tin và câu chuyện thương hiệu hợp tác thông qua website của thương hiệu đó. Và bạn cũng cần phải liên hệ trực tiếp với bên nhượng quyền cafe để được cung cấp kỹ hơn về các quyền lợi, và chính sách hợp tác cũng như ký kết hợp đồng. Cân nhắc xem mở quán cafe nhượng quyền thương hiệu nào là phù hợp nhất với nhu cầu tài chính và đặc điểm đối tượng khách hàng mà bạn đang muốn hướng tới.

Nhượng quyền các chuỗi đồ uống

3. Tính toán chi phí nhượng quyền

Mỗi thương hiệu sẽ có mức giá chi phí nhượng quyền khác nhau do đó, bạn cần xem xét mình có đủ tài chính để nhượng quyền với những thương hiệu đó hay không, tính toán xác định xem  mất bao lâu thì bạn mới có thể hoàn lại vốn.

Về ví dụ một số thương hiệu đồ uống lớn trên thị trường có giá trị nhượng quyền như:

Highland Coffee: thương hiệu cafe nổi tiếng sở hữu hơn 300 cửa hàng trên 24 tỉnh thành, phí nhượng quyền giao động từ 3,5 đến 5 tỷ đồng, với phí quản lý 7% doanh thu.

Aha Coffee: chuỗi cửa hàng đồ uống có hơn 60 cửa hàng tại 4 tỉnh, chi phí nhượng quyền giao động từ 225-300 triệu đồng trong thời gian 5 năm.

4. Vị trí mở quán cafe nhượng quyền 

Mặt bằng đẹp, dễ nhìn thấy sẽ quyết định tới 50% khả năng thu hồi vốn trong kinh doanh nhượng quyền. Bởi thương hiệu đã được khẳng định và được khách hàng biết đến nên nếu sở hữu địa điểm mặt tiền rộng, có chỗ để xe, không gian thoáng, nằm ở vị trí đắc địa, gần các tụ điểm lui tới của rất nhiều người. Tất nhiên, mặt bằng đẹp đi kèm với chi phí cao bởi vậy nếu không muốn chịu rủi ro lớn, bạn có thể chọn các thương hiệu nhượng quyền có yêu cầu thấp hơn về vị trí.

5. Tối ưu kế hoạch kinh doanh cửa hàng nhượng quyền

Việc xây dựng tối ưu các kế hoạch kinh doanh marketing cho quán cafe, đồ uống của cửa hàng nhượng quyền sẽ dựa trên chi phí giúp quán của bạn tăng độ phủ sóng, thu hút sự chú ý của khách hàng. Các hình thức marketing phổ biến hiện nay thường được sử dụng đó là quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram hoặc quảng cáo, khuyến mãi menu đồ uống.

3. Top các chuỗi đồ uống nhượng quyền lớn nhất Việt Nam

Thị trường Việt Nam ngày nay xuất hiện rất nhiều những cửa hàng đồ uống nhượng quyền nhằm mở rộng thị trường và tiếp cận được nhiều loại khách hàng hơn. 

1. Thương hiệu Highland coffee - Nhượng quyền thương hiệu Việt Nam

Thương hiệu Highland coffee ra đời từ những năm 2000 là thương hiệu cafe nhượng quyền vô cùng nổi tiếng do ông chủ người Mỹ gốc Việt David Thái thành lập. Đến nay Highland coffee đã là một trong những chuỗi cafe lớn nhất nổi tiếng của thị trường Việt Nam với hơn 180 cửa hàng có mặt trên khắp cả nước.

Nhượng quyền các chuỗi đồ uống

Đây là thương hiệu nhắm đến tệp khách hàng cao cấp bởi vậy thương hiệu Highland coffee có không gian hướng đến sang trọng, đồ uống chất lượng đẹp, mắt dịch vụ phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo. Vì vậy mà giá đồ uống ở mức giá khá cao, giá thấp nhất từ 40.000 đồng/cốc, tổng chi phí ban đầu khi kinh doanh nhượng quyền của thương hiệu này là 4,3 tỷ đồng.

2. STARBUCKS - Nhượng quyền thương hiệu nước ngoài

Starbucks được thành lập từ những năm 1971, là thương hiệu cafe nhượng quyền nổi tiếng đến từ nước Mỹ, thương hiệu này bắt đầu bước chân vào thị trường Việt Nam vào năm 2013. Đến nay Starbucks đã mở rộng ra rất nhiều cửa hàng tại các tỉnh thành trên cả nước. Starbucks xây dựng cho mình là thương hiệu đồ uống cao cấp bởi thế tập khách hàng chủ yếu là ở mức thu nhập cao giao động từ 85.000 đến 100.000 đồng/ly.

Nhượng quyền các chuỗi đồ uống

Starbucks khi vào Việt Nam  không hề có dấu hiệu nôn nóng trong việc tăng độ phổ biến của mình, thương hiệu này vô cùng khắt khe trong việc lựa chọn các đơn vị chuyển nhượng phải đáp ứng được đầy đủ hết các tiêu chí từ vị trí, diện tích, cho đến khả năng điều hành… Thương hiệu Starbucks với định hướng phát triển bền vững được xem trọng hơn là mở rộng nhanh chóng.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây bạn đã nắm được rõ được hình thức kinh doanh nhượng quyền các chuỗi đồ uống là gì và có những thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng để có thể tham khảo kinh doanh. Để kinh doanh hiệu quả trong mô hình nhượng quyền bạn cần phải tìm được hướng đi đúng đắn và lựa chọn thương hiệu sao cho phù hợp. 

 

Tags: nhượng quyền các chuỗi đồ uống