Tìm kiếm

Những điều cần biết về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

 

Trong bối cảnh hiện nay, khi vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng, việc sở hữu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các chủ nhà hàng, quán ăn.

Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Là Gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là tài liệu pháp lý được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chứng nhận rằng cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đã đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận này đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm được cung cấp đến người tiêu dùng đạt tiêu chuẩn về an toàn và không gây hại cho sức khỏe.

Giấy chứng nhận VSATTP

Vai Trò Của Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không chỉ là căn cứ pháp lý để cơ sở kinh doanh thực phẩm chứng minh sản phẩm của mình an toàn, không ảnh hưởng sức khỏe khách hàng mà còn là công cụ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát và quản lý về an toàn thực phẩm. Những lợi ích to lớn mà giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Thể hiện sự tuân thủ của doanh nghiệp với các quy định của pháp luật, tránh trường hợp bị xử phạt do thiếu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
  • Tạo được niềm tin cho khách hàng, cộng đồng về sự an toàn và chất lượng của các sản phẩm/dịch vụ ăn uống do doanh nghiệp cung cấp.
  • Đóng góp vào sự phát triển bền vững về cả mặt lợi ích kinh tế lẫn lợi ích xã hội.
  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và duy trì độ ổn định, nhất quán về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Khi nào phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Đối tượng được miễn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm thuộc một trong những trường hợp sau đây không cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Cơ sở, hộ kinh doanh sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
  • Cơ sở, hộ kinh doanh sơ chế nhỏ lẻ
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm được bao gói sẵn
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống không có địa điểm cố định
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại dụng cụ, vật liệu để đóng gói, chứa đựng thực phẩm
  • Nhà hàng trong khách sạn
  • Bếp ăn tập thể của trường học, công ty, xí nghiệp,… chỉ phục vụ nội bộ và không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (tức là không buôn bán thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống)
  • Kinh doanh thức ăn đường phố

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có một trong các giấy chứng nhận sau:

  • Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP)
  • Giấy chứng nhận hệ thống giúp xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đối với an toàn thực phẩm (HACCP)
  • Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000)
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC)
  • Giấy chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)

Giấy chứng nhận VSATTP

Đối Tượng Phải Có Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Ngoại trừ 10 trường hợp được miễn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP nêu trên, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trước khi hoạt động.

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về các trường hợp cần xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

  • Cơ sở sản xuất, chế biến ngũ cốc
  • Cơ sở chế biến rau củ quả, thịt và các sản phẩm từ thịt, trứng, sữa tươi,...
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu bia, nước giải khát
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống như quán ăn, nhà hàng,...
  • Căng tin, nhà ăn, bếp ăn có đăng ký kinh doanh thực phẩm

Giấy chứng nhận VSATTP

Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Để được cấp giấy chứng nhận VSATTP, các cơ sở cần phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể do cơ quan nhà nước quy định. Căn cứ Luật An toàn thực phẩm 2010, doanh nghiệp cần lưu ý các điều kiện sau để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

  • Địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có diện tích phù hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn ô nhiễm, nguồn gây độc hại và các yếu tố gây hại khác;
  • Nguồn nước sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải đạt quy chuẩn;
  • Có đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc xử lý nguyên liệu, chế biến thực phẩm, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm của cơ sở;
  • Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ, phương tiện dùng để rửa và khử trùng, nước sát trùng trong sản xuất, chế biến và phòng chống các loại côn trùng, động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải và phải vận hành thường xuyên theo quy định;
  • Duy trì các điều kiện đảm bảo ATTP và lưu giữ hồ sơ tài liệu, hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu, tài liệu về quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Chấp hành các quy định về sức khỏe, kiến thức, thực hành đối với người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện bảo đảm ATTP trong khâu bảo quản thực phẩm

  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản thực phẩm phải có diện tích đủ rộng, đảm bảo vệ sinh để bảo quản riêng biệt từng loại thực phẩm, có thể xếp dỡ an toàn và chính xác;
  • Nơi bảo quản thực phẩm phải thông thoáng, khô ráo, có thiết bị thông gió, đảm bảo ngăn ngừa được ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ và các loại côn trùng, động vật gây hại…;
  • Chấp hành các quy định về bảo quản thực phẩm của đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Giấy chứng nhận VSATTP

Điều kiện đảm bảo ATTP trong vận chuyển thực phẩm

  • Phương tiện vận chuyển thực phẩm phải được chế tạo từ vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm, dễ làm sạch;
  • Đảm bảo đáp ứng các điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn và yêu cầu của đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Không vận chuyển thực phẩm trên cùng 1 phương tiện với các loại hàng hóa độc hại hoặc vận chuyển chung với các loại thực phẩm có thể gây ô nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hy vọng thông qua bài viết này, chủ doanh nghiệp đã nắm được khái niệm, vai trò của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các quy định về điều kiện được cấp chứng nhận này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags: chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm