Trung thu - một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng với tín ngưỡng văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Trong không khí trung thu đang tràn ngập trên khắp đường phố, hình ảnh biểu tượng không thể thiếu bạn dễ dàng bắt gặp đó chính là những chiếc bánh trung thu. Bánh trung thu được xem là biểu tượng của ngày tết đoàn viên nhưng bạn đã biết ý nghĩa trọn vẹn của loại bánh này trong ngày tết trung thu hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cũng như ý nghĩa của những chiếc bánh trung thu trong dịp rằm tháng 8 hàng năm, qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đôi nét về ngày tết trung thu
Tết trung thu được xem là ngày lễ lớn trong năm bên cạnh Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ và Tết Hàn Thực theo phong tục và văn hóa của người Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung. Hàng năm cứ vào rằm tháng Tám âm lịch người ta lại háo hức chờ đón ngày Tết trung thu, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi rực rỡ sắc màu của những chiếc đèn trung thu âm thành vui đùa. Bên cạnh đó đây còn là dịp để các thành viên trong gia đình có thể quây quần lại bên nhau. Bởi vậy Tết trung thu ở Việt Nam còn được biết đến với những cái tên như Tết đoàn viên, Tết trông trăng hay Tết hoa đăng.
2. Nguồn gốc của bánh trung thu
Nhắc đến Tết Trung Thu thì không thể không nhắc đến bánh trung thu, hình ảnh gợi nhớ tiêu biểu cho ngày lễ này. Quay trở về quá khứ vậy bánh trung thu có nguồn gốc từ đâu, có rất nhiều sự tích thú vị về nguồn gốc của loại bánh này. Nhưng đa phần mọi người đều công nhận rằng quê hương của loại bánh này vốn xuất phát từ Trung Quốc.
Theo như sử sách Trung Quốc ghi lại thì bánh trung thu ra đời từ những cuộc khởi nghĩa của nông dân vào cuối thời nhà Nguyên. Để có thể truyền đi những thông tin bí mật về thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa, người dân đã tạo ra những chiếc bánh hình tròn và nhét mật thư vào giữa ghi rõ thời gian khởi nghĩa. Thời gian khởi nghĩa đúng vào ngày rằm tháng tám, thời điểm mà ánh trăng lên sáng và rõ nhất trên bầu trời nên từ đó truyền thuyết về bánh trung thu đã được ra đời.
Còn theo như sự tích ở Việt Nam được tương truyền rằng vào ngày Rằm Tháng 8 là thời điểm mà vua nhà Lý chỉ định nhằm tạ ơn thần Rồng đã cưu mang, mang đến cho con người chúng ta mùa màng bội thu, dân chúng được hưởng ấm no và hạnh phúc. Dần theo thời gian, ngày Tết Trung Thu đã có nhiều sự thay đổi để phù hợp với văn hóa của người Việt, từ đó trở thành ngày tết của sự đoàn viên, tình thân, của gia đình, trẻ em.
3. Đặc điểm đặc trưng của bánh trung thu
Bánh trung thu được biết đến với tên gọi tiếng Trung là Nguyệt Bính và tiếng Anh là Moon cake. Hình dạng phổ biến truyền thống của bánh Trung Thu là hình tròn với đường kính khoảng 10cm và dày khoảng 4cm, bánh Trung Thu hình vuông thì lại có cạnh dài khoảng 7 – 8cm.
Bánh trung thu truyền thống tại Việt Nam gồm có 2 loại chính là bánh nướng và bánh dẻo. Độ ngọt của nhân bánh Trung Thu truyền thống ngọt hơn hẳn so với các loại bánh ngọt khác, nhân bánh mang đủ những hương vị có mặn, có ngọt thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình.. Bánh trung thu ngày nay để phù hợp với hiện đại hơn phần lớn được cách tân từ kiểu dáng đến nguyên liệu của nhân bánh cũng được đa dạng hơn. Nhìn chung, dù có nhiều thay đổi về hương vị nhưng ý nghĩa và nét truyền thống chung của bánh Trung thu vẫn hề không thay đổi qua năm tháng.
Trên bề mặt bánh trung thu người ta thường in trên các loại hình chữ thể hiện những ngụ ý tốt lành như song hỷ, cát tường. Bên cạnh đó, hoa văn còn được cách điệu kết hợp thêm những biểu tượng của mặt trăng, hay chị hằng, thỏ ngọc để thêm phần cầu kỳ, độc đáo cho bánh Trung Thu.
Bánh Trung Thu ngày nay không chỉ phổ biến ở Trung Quốc cũng như các nước Châu Á như Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,…mà nó còn được lan rộng và thưởng thức ở một số nước phương Tây với hình dáng, hương vị và công thức làm bánh độc đáo.
4. Ý nghĩa của các loại bánh trung thu
Hòa vào dòng chảy của lịch sử văn hóa, bánh trung thu dù là bánh nướng hay bánh dẻo cũng ẩn chứa những ý nghĩa riêng của nó. Vào mỗi dịp Rằm tháng 8, người ta thường tặng nhau những chiếc bánh Trung thu với những lời chúc ý nghĩa mong muốn cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn những vầng trăng rằm tháng 8. Vì vậy nên những chiếc bánh trung thu không chỉ là món ăn mà còn là món quà mang những giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu.
Bánh dẻo với hình dáng vầng trăng tròn đầy ẩn chứa ý nghĩa biểu tượng cho sum họp, đoàn viên, sự vẹn nguyên, đủ đầy. Loại bánh này mang màu trắng ngà được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi thơm lừng của bánh thể hiện tình cảm gắn bó tình yêu, khăng khít mang sắc thái của đất nước Việt Nam.
Bên cạnh, bánh dẻo mang ý nghĩa của sự vẹn nguyên, đủ đầy, sự đoàn tụ viên mãn, bánh trung thu hình vuông hay còn gọi được biết đến với cái tên bánh nướng lại đại diện cho hình dáng trời đất, biểu tượng cho tự do và hạnh phúc của con người. Nhân bánh nướng có mặn, ngọt, đủ vị thể hiện những hương vị, những cảm xúc đa dạng trong cuộc sống đắng. Với lớp vỏ màu cánh gián bánh nướng mang ý nghĩa là dù bạn có trải qua bao khó khăn trong công việc, cuộc sống thì vẫn luôn có những người thân ở bên cạnh che chở quan tâm bạn giúp bạn động lực để vượt qua.
Bánh trung thu từ lâu đã được xem là biểu tượng của ngày lễ này, đi ngang qua những con đường chủ cần thấy những chiếc bánh trung thu được bày bán phổ biến là người ta đã cảm nhận được Trung thu đã sắp đến. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây của congdongnhahang sẽ giúp bạn có đã giải đáp được nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu vào mỗi dịp Rằm tháng 8